Tôi đã từng sai lầm khi chỉ mua những cổ phiếu mình thấy “quen”

Dương Lập Thủy
Hồi mới chơi chứng khoán, tôi cứ nghĩ chỉ cần mua mấy mã quen thuộc là yên tâm ăn lãi. Sau này, tôi mới hiểu: quen không có nghĩa là mạnh, và giá rẻ chưa chắc đã là cơ hội.
Hồi mới bước chân vào chứng khoán, tôi cực kỳ ngại rủi ro. Mỗi lần định mua một mã nào đó, tôi lại lục tìm xem công ty này có “nổi tiếng” không, có ai đang nói về nó trên báo chí hay mạng xã hội không.
Cuối cùng, tôi chỉ quanh quẩn với vài cái tên quen như FPT hay VNM. Tôi nghĩ: “Ít nhất mình không mua nhầm công ty lạ hoắc rồi lỗ sấp mặt.”
Có lần, tôi thấy một mã đang giảm giá rất mạnh – hơn 30%. Tôi lập tức nghĩ “Giảm vậy là rẻ rồi, mua vào kiểu gì cũng hồi lại.” Tôi vội vàng xuống tiền. Nhưng đời không như mơ. Mã đó tiếp tục rơi không phanh. Sau đó tôi mới hiểu: giảm sâu không đồng nghĩa với rẻ, và càng không đồng nghĩa với… cơ hội.

Lý do tôi liên tục bỏ lỡ những mã tăng mạnh nhất
Nhìn lại, tôi thấy mình từng “kẹt” trong ba cái bẫy rất phổ biến:
-
Chỉ chọn cổ phiếu quen tên vì nghĩ an toàn, trong khi thị trường luôn có những mã mới nổi bật hơn nhiều.
-
Tưởng giá thấp là ngon mà quên mất rằng có khi nó đang phản ánh nội tại công ty đang gặp vấn đề.
-
Không có tiêu chí rõ ràng để chọn cổ phiếu, cứ nghe ai nói hay thấy tin gì đó là lao vào mua, chẳng khác gì đánh bạc.
Tôi thay đổi ra sao để tìm đúng cổ phiếu dẫn dắt thị trường
Bước ngoặt đến khi tôi bắt đầu tập trung vào những cổ phiếu có dấu hiệu dẫn dắt thị trường, thay vì chỉ nhìn vào giá hay độ quen thuộc. Cách tôi làm cũng không quá phức tạp:
1. Tôi để ý đến những cổ phiếu vượt đỉnh đầu tiên
Mỗi lần thị trường bật tăng, tôi quan sát xem mã nào vượt đỉnh sớm nhất – tức là giá vượt qua vùng cao nhất trước đó. Đây thường là tín hiệu cho thấy dòng tiền đang chảy vào đó. Không phải mã nào vượt đỉnh cũng tốt, nhưng nếu nó đi trước thị trường, khả năng cao nó là leader.
2. Tôi nhìn cả nhóm ngành, không chỉ một mã
Cổ phiếu mạnh hiếm khi đi một mình. Nếu chỉ có một mã ngân hàng tăng, tôi nghi ngờ. Nhưng nếu cùng lúc TCB, MBB, SHB đều vượt đỉnh – đó là dấu hiệu rõ ràng dòng tiền đang vào ngành ngân hàng. Khi đó tôi có thêm cơ sở để vào lệnh.
3. Tôi chỉ mua khi có “breakout” kèm thanh khoản lớn
Tôi học cách kiên nhẫn. Không còn nhảy vào sớm vì “sợ lỡ”, mà đợi lúc cổ phiếu phá vùng kháng cự, đi kèm khối lượng giao dịch tăng rõ rệt. Lúc đó tôi vào lệnh – không phải vì cảm tính, mà vì có bằng chứng cho thấy dòng tiền đang xác nhận xu hướng.
4. Tôi chia vốn và chấp nhận cắt lỗ
Ngày xưa tôi hay “tất tay” vào 1-2 mã. Giờ thì tôi chia nhỏ – mỗi mã chỉ 10–15% vốn. Nếu đúng, tôi giữ và gồng lời. Nếu sai, tôi cắt lỗ ngay khi giá giảm 7%. Việc này giúp tôi không bị cháy tài khoản chỉ vì một cú đoán sai.
Điều tôi học được: đầu tư không phải chuyện đoán đúng, mà là quản lý rủi ro
Cổ phiếu dẫn dắt có thể không phải lúc nào cũng thắng. Nhưng nếu mỗi lần đúng bạn lãi 20%, còn mỗi lần sai bạn chỉ lỗ 7%, thì theo thời gian, tài khoản bạn sẽ tăng đều. Quan trọng là bạn dám vào đúng lúc – khi cổ phiếu mạnh nhất thị trường đang bắt đầu chạy.
Đừng chờ mua giá thấp nhất. Đừng mua chỉ vì thấy “quen”. Cơ hội thực sự nằm ở những cổ phiếu dẫn dắt.
Còn bạn thì sao? Liệu bạn có đang “chờ đáy” hay “ôm mã cũ”? Nếu bạn cũng từng lăn lộn như tôi, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn. Biết đâu chúng ta học được thêm từ nhau.
Ghi theo Trần Phi Tuấn/Etoday
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Một “ông lớn” công nghệ đến từ Đài Loan (Trung Quốc) – Tập đoàn MiTAC – vừa ngỏ ý muốn hợp tác với Bình Dương để phát triển các dự án giao thông thông minh, đặc biệt là đường sắt đô thị. Xem thêm

Người chơi hệ “hòn đảo xịn sò” nay có thêm lý do để tự hào: Chính phủ vừa chính thức gật đầu cấp phép cho Hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways – do Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc đầu tư. 🌞 Xem thêm

Mới đây, tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Danko Group và Vietcombank “chốt đơn” hợp tác toàn diện + hợp đồng tín dụng dự án Danko Riverside. Combo song kiếm hợp bích này không chỉ đẹp về hình thức mà còn mạnh về nội lực! 💪 Xem thêm

Dân chơi vàng chuẩn bị vui như trúng đậm! Sau hơn một thập kỷ “một mình một chợ”, Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch sửa Nghị định 24 để mở đường cho nhiều đơn vị cùng sản xuất vàng miếng, không còn “chỉ có SJC nói chuyện” nữa 😮💨. Xem thêm

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025 - do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Thời báo Ngân hàng, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP.HCM và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”. Xem thêm

Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đồng thuận thương mại sau 2 ngày “căng não” tại London. Xem thêm

Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với quy trình linh hoạt cùng mức lãi suất ưu đãi. Xem thêm

Ngày 08/6/2025, vòng chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước. Xem thêm

Trong giới khởi nghiệp, có những thất bại chỉ khiến người ta mất tiền. Nhưng cũng có những cú sụp đổ kéo theo những giấc mơ sự nghiệp tan vỡ. Zirtual chính là một minh chứng điển hình. Xem thêm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai giải pháp tài chính linh hoạt dành cho doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị và dịch vụ đầu vào cho Kim Long Motor nhằm tối ưu dòng tiền và kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô. Xem thêm

Theo lý thuyết số lượng tiền trong nền kinh tế của Milton Friedman: Vòng quay tiền (V) x Cung tiền (M2) = Giá cả (P) x Sản lượng hàng hóa, dịch vụ (Q). Xem thêm

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ! Ngày 4/6 tại Paris, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer đã có phiên đàm phán cấp Bộ trưởng về Hiệp định thương mại đối ứng song phương. Xem thêm

Chấp nhận “quyền đòi nợ” từ hợp đồng xây lắp làm tài sản bảo đảm, VietinBank đang tiên phong xây dựng các chính sách đột phá để hỗ trợ nhà thầu xây lắp đầu tư công dễ dàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ Ngân hàng. Xem thêm

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng. Xem thêm

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá. Xem thêm

Tòa án Thương mại Quốc tế tại Manhattan vừa khiến cựu Tổng thống Donald Trump phải tạm gác kế hoạch đánh thuế đối ứng lên tới 50% với hàng nhập khẩu. Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Doanh nghiệp giới thiệu
Có thể bạn biết
Xem tất cả
Như Ý

Hoàng Thị Diệp

Nguyễn Lan Nhi

Đỗ Thuỳ Trang
