Tôi từng nghĩ xây homestay là khoản đầu tư "2 trong 1", cho đến khi mất ngủ vì những con số

Đình Thành
Cách đây hơn hai năm, tôi từng rất tin vào một "giấc mơ xanh". Khi dịch bệnh khiến nhiều người rời xa phố thị, tôi và vợ cũng bắt đầu mơ về một căn homestay giữa đồi núi, vừa để gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, vừa là kênh đầu tư tạo dòng tiền – kiểu "ăn chắc mặc bền", giữ đất có lời.
Chúng tôi gom góp, vay mượn, mua một mảnh đất ở Hòa Bình, đầu tư xây dựng một homestay nhỏ 8 phòng, có sân vườn, cây cối, không gian đủ để gọi là “ẩn mình trong thiên nhiên”. Tổng chi phí đầu tư gần 10 tỷ. Lúc đó nghĩ đơn giản lắm: mỗi tuần có khách, doanh thu vài chục triệu, vừa có chỗ nghỉ ngơi, vừa sinh lời – còn gì bằng.

Nhưng chỉ sau một mùa cao điểm, tôi bắt đầu nhận ra bài toán không hề đơn giản. Tỷ lệ lấp đầy homestay rất thấp, nhất là ngày thường. Mùa đông thì gần như không có khách. Còn mùa hè, cũng phải chạy quảng cáo liên tục mới có đơn rải rác.
Chi phí vận hành ngốn đều đặn mỗi tháng: nhân công, chăm sóc khuôn viên, điện nước, marketing… Trong khi đó, doanh thu chỉ đủ cầm cự, chưa kể khoản trả lãi ngân hàng âm ỉ mỗi quý. Gia đình tôi cũng chẳng lên ở được mấy lần. Mỗi lần lên là phải lo dọn dẹp, kiểm tra, nhắc nhân sự… mệt hơn đi làm công sở.
Tôi từng nghĩ homestay là kiểu bất động sản "tự vận hành, tự đẻ ra tiền". Nhưng thực tế thì không. Homestay không giống việc mua căn hộ rồi cho thuê dài hạn. Nó là một mô hình kinh doanh, nghĩa là mỗi ngày phải lo từng việc nhỏ: từ booking đến cái bóng đèn bị cháy.
Sau hơn 2 năm, chúng tôi vẫn còn gồng, nhưng không còn ảo tưởng. Cũng đã có lúc tính bán cắt lỗ, nhưng homestay thì thanh khoản gần như không có – người mua hỏi nhiều nhưng chẳng mấy ai xuống tiền. Càng về sau càng hiểu: một tài sản sinh lời thật sự, phải xét cả tính dòng tiền lẫn tính thanh khoản.
Tôi chia sẻ câu chuyện này không để ai sợ hãi, mà để những ai đang định lao vào “làm homestay” có thêm góc nhìn thực tế. Đừng để một giấc mơ đẹp thành gánh nặng tài chính dai dẳng.
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Ba dự án truyền tải điện đang chờ tiếp vốn gấp. Xem thêm

Lướt sóng đúng chất nhà nghề, Dragon Capital vừa âm thầm "xả" nhẹ 1,1 triệu cổ phiếu KDH, qua tay 3 quỹ con quen mặt: Xem thêm

Người người VinFast, nhà nhà VinFast – tháng 5 vừa rồi, hãng xe điện "quốc dân" lại lập kỷ lục doanh số mới! Xem thêm

Không phải siêu phẩm giá triệu đô, nhưng là giấc mơ vừa túi cho hàng nghìn gia đình trẻ, anh em sẵn sàng chưa? Xem thêm

Vingroup vừa "chốt đơn" thành công lô trái phiếu VIC12507, kỳ hạn 24 tháng, huy động gọn gàng 2.000 tỷ đồng trong ngày 28/5/2025. Mỗi trái phiếu mệnh giá 100 triệu, nghe là thấy mùi tiền thơm rồi 😌 Xem thêm

Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch Công ty Địa ốc Hoàng Quân (HQC) – vừa "mua sắm nhẹ" 25 triệu cổ phiếu HQC, nâng tổng lượng nắm giữ lên 50 triệu cp, tương ứng 8,67% vốn. Tạm tính theo giá sàn, thương vụ này “ngốn” khoảng 77 tỷ đồng! 🤑 Xem thêm

Không ai chơi lớn như bác Vượng, chuyển 70 triệu VIC đi đầu tư hẳn dự án điện khí 5,5 tỷ USD! Xem thêm

Đúng rồi, bạn không đọc nhầm đâu. Nhựa Duy Tân – cái tên đình đám trong ngành bao bì nhựa cứng – giờ đã là “hàng Thái xịn”. Chuyện này nên buồn hay vui đây nhỉ??? Xem thêm

Sau 6 năm đầu tư và đồng hành, Vietnam Opportunity Fund (VOF) – quỹ đầu tư thuộc VinaCapital – vừa hoàn tất thoái toàn bộ vốn khỏi Tập đoàn Y khoa Tâm Trí. Xem thêm

Đang phân vân mua xe điện? Đọc xong thấy... ông Vượng sạc hộ thì chốt đơn luôn chứ còn gì! ✅🤣 Xem thêm

📌 VPG hiện là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi doanh nghiệp đối mặt biến động lớn về nhân sự và pháp lý, trong khi cổ phiếu đang “rơi tự do” trên sàn HOSE. Xem thêm

Đừng để mất quyền khấu trừ thuế GTGT chỉ vì… thanh toán tiền mặt! Nắm rõ quy định mới có hiệu lực từ 1/7/2025 để bảo vệ quyền lợi nha anh em! Xem thêm

Chưa hết bất ngờ, lại bất ngờ hơn 😳 Từ tháng 11/2024 đến 31/5/2025, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ cho VinFast tới 20.500 tỷ đồng, nằm trong lời hứa “cam kết 50.000 tỷ” từ năm ngoái. Xem thêm

Chuyện khó vậy mà cũng có người nghĩ ra được mới hay.... Xem thêm

🧐 Làn sóng thoái vốn trước đại hội khiến giới đầu tư đặt dấu hỏi lớn về chiến lược dài hạn và cơ cấu sở hữu mới tại CTCP Chứng khoán Hải Phòng (Haseco – mã HAC). Xem thêm

Từ đầu năm đến giờ, không ít mã rục rịch chuyển sàn lên HoSE hay lên sàn lần đầu là lập tức khiến nhà đầu tư rạo rực, lướt sóng nhộn nhịp. Group nào cũng bàn, ai cũng rỉ tai nhau: “Mới lên sàn, kiểu gì giá cũng tăng! Không nhảy vô bây giờ thì mất sóng đó bà ơi!” rồi là “giờ không mua là tiếc cả thanh xuân” Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Doanh nghiệp giới thiệu
Có thể bạn biết
Xem tất cả
Như Ý

Hoàng Thị Diệp

Nguyễn Lan Nhi

Đỗ Thuỳ Trang
