20 "bí kíp" tiết kiệm tiền lương mỗi ngày, hiệu quả vô cùng, bạn nên tham khảo ngay

Đặng Hằng Banker
Tiết kiệm tiền không chỉ là kỹ năng mà còn là một thói quen cần thiết để giúp mọi người xây dựng khoản tích lũy để dự phòng cho tương lai.
Bài viết sau đây, chia sẻ những cách tiết kiệm tiền thông minh, hiệu quả nhất mà bất kỳ ai có mức thu nhập khác nhau đều có thể áp dụng trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày của mình.
Hướng dẫn 20 cách tiết kiệm tiền thông minh ai cũng làm được
1. Lên kế hoạch, mục tiêu rõ ràng
Lên kế hoạch và đặt mục tiêu tiết kiệm rõ ràng là kim chỉ nam giúp bạn đạt được tự do tài chính. Đầu tiên, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn là gì? Muốn mua nhà, mua xe, đi du lịch hay đơn giản chỉ là tạo một quỹ dự phòng? Sau đó, bạn cần ước tính số tiền cần thiết để đạt được mục tiêu đó và chia nhỏ thành những mục tiêu nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn. Việc lên kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn đo lường thời gian tiết kiệm và có thêm động lực kiên trì hơn trên con đường tiết kiệm.
2. Ưu tiên trả nợ sớm
Việc trả hết nợ, đặc biệt là những khoản vay có lãi suất cao, là một bước đi quan trọng để đạt được tự do tài chính. Bằng cách tập trung trả hết nợ, bạn không chỉ giảm gánh nặng tài chính hàng tháng mà còn tiết kiệm được một khoản tiền lớn nhờ giảm thiểu số tiền lãi phải trả.
3. Tiết kiệm lương mỗi tháng theo quy tắc 50:30:20
Quy tắc 50:30:20 là công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để tiết kiệm tiền lương hàng tháng. Quy tắc này sẽ chia tổng tiền lương ra làm 3 phần khác nhau để cân đối giữa các nhu cầu gồm: chi tiêu thiết yếu, sở thích hay mong muốn cá nhân, tiết kiệm và đầu tư. Cụ thể:

Cách tiết kiệm tiền theo phương pháp 50:30:20
- - Chi tiêu thiết yếu (50%): Chi tiêu thiết yếu bao gồm các khoản như tiền nhà ở, ăn uống, nhu yếu phẩm, đi lại, sinh hoạt,... bạn cần cân đối các khoản tiền này sao cho tổng số tiền không vượt quá 50% thu nhập. Nếu vượt quá con số trên, bạn nên xem xét lại chi tiêu của mình và tiến hành cắt giảm các khoản chi không phù hợp.
- - Sở thích và mong muốn cá nhân (30%): Sau những giờ làm việc vất vả, việc chi tiêu cho sở thích và mong muốn cá nhân sẽ giúp bạn được thư giãn, giải tỏa tâm trạng. Bạn có thể sử dụng tối đa 30% thu nhập của mình cho các khoản mua sắm, du lịch, vui chơi, đam mê riêng,...
- - Tiết kiệm và đầu tư (20%): Đây là khoản tiền mà bạn dành ra để tạo nguồn tích lũy cá nhân. Khoản tiền này có thể là tiền tiết kiệm, mua bảo hiểm hay đầu tư sinh lời. Nguồn tích lũy này sẽ giúp bạn thực hiện được các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, mua xe, đi du học,... hoặc đề phòng những tình huống bất ngờ trong tương lai như đau ốm, thất nghiệp,...
4. Cách tiết kiệm theo ngày cho học sinh/sinh viên từ tiền ăn sáng
Tiết kiệm từ tiền ăn sáng là cách tiết kiệm phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên. Dù số tiền trích ra mỗi lần không lớn nhưng nếu tích lũy trong thời gian dài, bạn có thể để dành được một khoản kha khá để thực hiện những dự định mà mình mong muốn. Tùy vào khả năng tài chính của mỗi người mà số tiền trích ra từ tiền ăn sáng có thể dao động từ 5.000 - 30.000 đồng.
5. Học cách tiết kiệm tiền của người Nhật theo phương pháp Kakeibo
-
Cách tiết kiệm tiền Kakeibo của người Nhật (Nguồn: Internet)
-
Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu gia đình. Phương pháp này được thực hiện bằng cách ghi chép chi tiết tất cả các chi tiêu trong gia đình vào một cuốn sổ, sau đó xem xét, cân nhắc để cân bằng và tối ưu hóa các khoản chi. Từ xa xưa, người Nhật đã áp dụng phương pháp này để quản lý tài chính trong gia đình hiệu quả hơn. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
- - Bước 1: Ghi lại các khoản thu vào đầu mỗi tháng.
- - Bước 2: Ghi các khoản chi cố định như tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt,...
- - Bước 3: Ghi lại số tiền tiết kiệm mong muốn.
- - Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày theo từng mục cụ thể, phân loại thành các mục như nhu cầu thiết yếu, nhu cầu không cần thiết, giải trí, mua sắm, phát sinh,...
- - Bước 5: Tổng kết chi tiêu vào cuối tháng, điều chỉnh và lập kế hoạch chi tiêu cho tháng sau.
6. Gửi tiết kiệm online để tự động sinh lời mỗi ngày
Gửi tiền tiết kiệm online là hình thức tạo nguồn tích lũy đơn giản, hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Với hình thức này, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ số tiền nhàn rỗi của mình. Chỉ bằng vài thao tác, bạn đã có thể đăng ký gửi tiết kiệm online thành công với mức lãi suất hấp dẫn.
Hiện nay, HDBank đang cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm gửi góp online thông qua website của ngân hàng chỉ với “vài cú chạm”. bạn hàng có thể lựa chọn trích tiền tự động định kỳ hàng tháng từ số tiền nhỏ 100.000 đồng.
Để đăng ký gửi tiền tiết kiệm gửi góp online tại HDBank, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- - Bước 1:Đăng nhập tài khoản Internet Banking của HDBank. Chọn mục Tiết Kiệm Online > Mở tài khoản Tiết kiệm Gửi góp linh hoạt.
- - Bước 2: Đọc điều kiện, điều khoản mở, sử dụng tài khoản tiết kiệm và nhấn chọn Đồng ý.
- - Bước 3: Điền thông tin về tài khoản trích tiền, số tiền đăng ký gửi góp định kỳ, kỳ hạn,...
- - Bước 4: Nhấn Tiếp tục, nhập Mật khẩu giao dịch và hoàn tất đăng ký.
Hướng dẫn mở tài khoản tiết kiệm qua HDBank Mobile Banking
- - Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng HDBank Mobile Banking
- - Bước 2: Chọn “Tiết kiệm” > chọn “Mở tiết kiệm online”
- - Bước 3: Nhập số tiền tiết kiệm (tối thiểu 1 triệu đồng) > Tiếp tục
- - Bước 4: Đọc thông tin về số tiền đăng ký gửi góp định kỳ, kỳ hạn,... > nhập Mật khẩu và hoàn tất đăng ký
7. Giảm các khoản chi tiêu không cần thiết
Để giảm chi tiêu không cần thiết, hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày. Thay vì ăn ngoài thường xuyên, hãy dành thời gian nấu những bữa ăn ngon tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều người thường có thói quen sử dụng dịch vụ xe công nghệ khi đi làm hay di chuyển giữa các địa điểm. Tuy nhiên, nếu cân nhắc đổi qua phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng, mọi người hoàn toàn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đi lại kha khá. Đi làm bằng xe buýt, tàu điện hay lựa chọn các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu sẽ là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
8. So sánh giá cả khi chi tiêu
So sánh giá khi chi tiêu là phương pháp tiết kiệm đơn giản nhưng giúp quản lý tiền bạc tối ưu và hiệu quả hơn. Trước khi đưa ra một quyết định mua sắm nào đó, bạn hãy thử so sánh giá cả của chúng với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Điều này giúp bạn có sự cân nhắc trước khi đi đến lựa chọn tối ưu nhất.
9. Theo dõi báo cáo chi tiêu tín dụng hàng tháng
Hiện nay, việc chi tiêu qua thẻ tín dụng đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách theo dõi và kiểm soát khi sử dụng thẻ tín dụng thì rất dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng tài chính hay vượt quá khả năng chi trả. Do đó, hãy theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng để biết được mình đã chi tiêu những gì và tổng nợ là bao nhiêu. Từ đó, có sự cân nhắc và điều chỉnh để kiểm soát tài chính, lập kế hoạch trích lập nguồn tích lũy cho riêng mình.
10. Tận dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá
Hiện nay, nhiều cửa hàng, siêu thị hay sàn thương mại điện tử thường áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá định kỳ vào các dịp lễ đặc biệt. Bạn có thể tận dụng những thời điểm hạ giá này để mua sắm các món đồ cần thiết cho bản thân và gia đình. Đây là hình thức mua sắm thông minh, giúp mọi người tiết kiệm chi tiêu hàng tháng hiệu quả.
11. Không giữ nhiều tiền mặt trong ví
Hạn chế giữ nhiều tiền mặt trong ví và chuyển sang chi tiêu qua thẻ, ứng dụng ngân hàng cũng là cách để bạn quản lý tài chính tốt hơn. Đôi khi, bạn sẽ không thể nhớ hết mình đã rút tiền trong ví ra để chi tiêu cho những khoản gì, thậm chí là vung tiền cho những nhu cầu nhất thời, không cần thiết. Bên cạnh đó, giữ nhiều tiền mặt trong người cũng rất dễ gặp phải những rủi ro nhưng bị trộm, mất cắp,... Hình thức thanh toán trực tuyến sẽ giúp mọi người khắc phục tất cả những nhược điểm trên.
12. Đầu tư để gia tăng thu nhập
Tiền là loại tài sản có thể “mất giá” theo thời gian. Do đó, việc tích lũy tiền bạc không đơn giản là để dành một khoản tiền trong thời gian dài mà bạn phải biết cách “tái tạo và phát triển” dòng tiền đó. Một trong những cách để giữ giá đồng tiền và gia tăng thu nhập hiệu quả chính là đầu tư. Bạn có thể lựa chọn đầu tư vào các tài sản ít biến động như vàng, bạc,... hoặc lựa chọn sản phẩm đầu tư có khả năng sinh lời tốt như chứng khoán, bất động sản,... Dù là hình thức đầu tư nào, bạn cũng nên có sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Đầu tư là cách giúp phát triển nguồn tiền và tăng thu nhập hiệu quả (Nguồn: Internet)
13. Tiết kiệm năng lượng
Việc tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền trong gia đình. Khi bạn sử dụng ít điện, nước và các nguồn năng lượng khác hơn, hóa đơn hàng tháng của gia đình bạn sẽ giảm đi đáng kể. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình mình:
- - Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- - Sử dụng bóng đèn LED, hạn chế bật điều hòa khi không cần thiết.
- - Sửa chữa các đường ống bị rò rỉ.
- - Lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- - Phân loại rác thải và tái chế các vật liệu có thể tái sử dụng như giấy, nhựa, thủy tinh.
14. Đầu tư an toàn với vàng
Vàng từ lâu đã được xem là kênh đầu tư an toàn giúp bảo toàn tài sản và chống lạm phát. Thay vì để tiền mặt mất giá theo thời gian, bạn có thể trích 10 - 20% thu nhập hàng tháng để mua vàng tích trữ.
Cách đầu tư vàng hiệu quả:
- - Mua vàng miếng, vàng SJC: Đây là hình thức tích lũy tài sản truyền thống, phù hợp với những ai muốn bảo toàn giá trị tiền bạc lâu dài.
- - Mua vàng trang sức: Ngoài mục đích làm đẹp, vàng trang sức cũng có thể được xem như một khoản tiết kiệm dài hạn.
- - Mua vàng online hoặc đầu tư vào quỹ ETF vàng: Nếu bạn không muốn giữ vàng vật lý, có thể tham gia các quỹ đầu tư vàng để kiếm lợi nhuận mà không phải lo lắng về việc bảo quản.
Lưu ý, giá vàng có thể biến động, vì vậy hãy theo dõi thị trường và mua vào những thời điểm hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận.
15. Tiết kiệm tiền theo ngày
Một trong những cách tiết kiệm hiệu quả nhưng ít người để ý là tiết kiệm theo ngày. Bằng cách này, bạn sẽ tạo được thói quen tiết kiệm mà không cảm thấy áp lực về tài chính.
Cách thực hiện:
- - Thử thách tiết kiệm 52 tuần: Tuần đầu tiên tiết kiệm 10.000 đồng, tuần thứ hai 20.000 đồng,... và tiếp tục tăng dần. Cuối năm, bạn có thể tích lũy từ 10 - 20 triệu đồng.
- - Tiết kiệm tiền lẻ: Đặt một hũ tiết kiệm và bỏ vào đó tất cả số tiền lẻ còn lại sau mỗi lần chi tiêu. Dù chỉ 5.000 - 10.000 đồng mỗi ngày, sau vài tháng bạn sẽ bất ngờ với số tiền đã tích lũy được
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với học sinh, sinh viên hoặc những ai có thu nhập trung bình nhưng vẫn muốn tạo quỹ tiết kiệm hiệu quả.
16. Hạn chế mua sắm qua ứng dụng online
Các ứng dụng mua sắm, đặt đồ ăn nhanh đang ngày càng phổ biến, nhưng nếu không kiểm soát, bạn có thể chi tiêu quá mức mà không nhận ra.
Một số mẹo để mua sắm online tiết kiệm như:
- - Xóa bớt các ứng dụng không cần thiết để hạn chế mua sắm bốc đồng.
- - Lập danh sách mua sắm trước khi vào siêu thị hoặc đặt hàng online.
- - Tận dụng mã giảm giá nhưng chỉ áp dụng cho những sản phẩm thực sự cần thiết.
17. Đầu tư vào bản thân để tăng thu nhập
Tiết kiệm không chỉ là cắt giảm chi tiêu, mà còn là tìm cách tăng thu nhập để có thêm tiền cho mục tiêu tài chính lâu dài.
Một số kỹ năng có thể học và trau dồi thêm để tăng cơ hội kiếm thêm thu nhập như:
- - Học thêm kỹ năng mới như thiết kế đồ họa, viết nội dung, lập trình để có thêm thu nhập từ công việc tự do.
- - Tham gia các khóa học phát triển bản thân, nâng cao trình độ để có cơ hội tăng lương hoặc thăng tiến.
18. Áp dụng nguyên tắc “Tiết kiệm trước – Chi tiêu sau”
Một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất là trích một phần thu nhập để tiết kiệm ngay khi nhận lương. Thay vì chi tiêu rồi mới tiết kiệm phần còn lại, bạn hãy chuyển ngay 10 - 20% thu nhập vào tài khoản tiết kiệm trước khi sử dụng số tiền còn lại.
Nếu có thu nhập không ổn định, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm linh hoạt, ví dụ: mỗi tuần tiết kiệm một khoản nhất định.
19. Tái sử dụng và tối ưu hóa đồ dùng trong gia đình
Một trong những cách tiết kiệm hiệu quả là tận dụng tối đa những món đồ có sẵn thay vì mua mới. Thói quen tiêu dùng bền vững không chỉ giúp bạn giảm bớt chi phí mà còn bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải sinh hoạt. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn thực hiện điều này:
- - Sửa chữa, tái chế quần áo cũ thay vì mua đồ mới.
- - Tận dụng đồ điện tử cũ thay vì đổi điện thoại hay laptop mới khi chưa thực sự cần thiết.
- - Mua hàng second-hand hoặc trao đổi đồ dùng với người thân, bạn bè.
Tận dụng lại những gì bạn đã có không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn góp phần xây dựng lối sống tối giản, giúp bạn tập trung chi tiêu vào những thứ thực sự cần thiết.
20. Kiếm thêm thu nhập từ công việc ngoài giờ
Việc tiết kiệm tiền sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thêm nguồn thu nhập phụ ngoài lương chính. Trong thời đại công nghệ phát triển, có rất nhiều cách để kiếm tiền mà không cần bỏ quá nhiều vốn hoặc thời gian. Dưới đây là một số cách giúp bạn tạo thêm thu nhập mà vẫn duy trì được công việc hiện tại:
- - Làm việc tự do (freelance): Viết content, thiết kế, dịch thuật, dạy học online…
- - Bán hàng online: Kinh doanh online nhỏ trên Shopee, Facebook, TikTok…
- - Dạy học: Nếu bạn có chuyên môn về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, lập trình hoặc các môn học phổ thông, bạn có thể dạy học trực tuyến qua Zoom, Google Meet hoặc các nền tảng như Udemy, Unica.
Có thêm nguồn thu nhập không chỉ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn mà còn tạo ra sự linh hoạt tài chính, giúp bạn đạt được các mục tiêu lớn nhanh hơn.
Trên đây là tổng hợp những cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Việc tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn tạo lập nguồn tích lũy để thực hiện những mục tiêu lớn, đồng thời sẵn sàng cho rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Cùng cộng đồng
Tin vui cho bà con Tây Bắc: Bộ Xây dựng đề xuất giao tỉnh Sơn La làm chủ dự án cao tốc Mộc Châu – TP Sơn La dài 105km, tổng đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng. Tuyến đường này hứa hẹn thông suốt “xuyên núi”, nối liền du lịch – nông nghiệp – đầu tư vùng cao. Xem thêm

Không bán đứt, Honda Việt Nam cho thuê xe máy điện CUV e với giá chỉ hơn 1,4 triệu đồng/tháng. “Ông lớn” ngành xe xăng đang thăm dò thị trường theo cách rất Nhật – lặng lẽ nhưng tinh tế! Xem thêm

Câu chuyện của Melinda và Phoebe Gates phản ánh triết lý khởi nghiệp: để con tự lập, tự trải nghiệm và trưởng thành mà không dựa vào đặc quyền tài chính. Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước sẽ dọn sạch hệ thống tài khoản, bắt đầu bằng việc “khai tử” hàng chục triệu tài khoản bỏ quên, không xác thực sinh trắc học. Xem thêm

Không kể học vị. Không kể 10 năm từng làm kỹ sư chip.
Jensen Huang chỉ giữ lại đúng 2 dòng: rửa bát và làm chủ Nvidia. Xem thêm

Trên 20 loại phí, lệ phí được miễn. Miễn tiền thuê đất tới 10 năm. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu, giảm 50% thuế trong 9 năm sau. Xem thêm

Vinaconex lần đầu tiên góp mặt trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Fortune SEA 500). Xem thêm

Biểu tượng tài chính tại Hà Nội với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, mới đây, VietinBank chính thức thông báo... chuyển nhượng. Xem thêm

Giữa lúc ngành hàng không Việt Nam bay cao trở lại với hơn 59 triệu lượt khách 6 tháng đầu năm, tỉ lệ chuyến bay đúng giờ toàn ngành lại sụt giảm. Bay nhiều nhưng có đúng giờ không – câu hỏi khiến không ít hành khách đau đầu, nhất là mùa cao điểm. Xem thêm

Thông tin Saigon Co.op bị cấm thầu cùng với thương hiệu Vua Gạo đang khiến không ít người tiêu dùng hoang mang. Nhưng câu chuyện đằng sau lại không hẳn như nhiều người tưởng… Xem thêm

Trong các phần trước tôi đã chứng minh thị trường BĐS không thể “chết” mà đang điều chỉnh, chuyển mình để trưởng thành! Cơ hội và thách thức song hành. Xem thêm

Mấy hôm nay chứng khoán tăng KHỦNG quá. Nhiều nhà đầu tư có lẽ "hoa mắt, chóng mặt" vì tiền trong tài khoản nhảy số quá nhanh ấy chứ. Xem thêm

Lịch sử BĐS Việt Nam từng chứng kiến những chu kỳ "đỉnh núi – thung lũng". Ví dụ: các "cơn sốt" năm 2007-2008, 2010-2011, và 2018-2022 đều cho thấy quy luật bong bóng vỡ khi giá bị đẩy lên quá cao. Xem thêm

HDBank được vinh danh là ngân hàng bán lẻ nội địa xuất sắc nhất năm thứ tư liên tiếp. Và lần đầu tiên HDBank ghi tên mình vào nhóm các ngân hàng có chiến lược thương hiệu xuất sắc, bên cạnh những tên tuổi lớn như UOB Singapore, HSBC Hong Kong hay Krungsri Bank Thái Lan từng được Asian Banking & Finance ghi nhận. Xem thêm

Ngân hàng ngoại thương Vietcombank thông tin về lãi suất cho vay (mới cập nhật ngày 9/7) Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Có thể bạn biết
Xem tất cả
Như Ý

Hoàng Thị Diệp

Nguyễn Lan Nhi

Đỗ Thuỳ Trang
