Lên mạng kể chuyện vỡ nợ: Mặt tối ít ai biết của giới trung lưu Trung Quốc

Phúc Bùi
Ở Trung Quốc bây giờ, có một "trào lưu" lạ đời: thi nhau lên mạng… khoe nợ.
Nghe thì tưởng đùa, nhưng nó lại phản ánh một thực trạng đầy lo ngại: nợ hộ gia đình tại Trung Quốc đang tăng phi mã, đến mức chính những người trong cuộc buộc phải… biến đau khổ thành nội dung, và biến phá sản thành “nghề” kiếm tiền mới.
💥 Trung lưu – từ niềm hy vọng thành nỗi ám ảnh
Trong hai thập kỷ qua, tầng lớp trung lưu đô thị của Trung Quốc từng là biểu tượng của một xã hội đổi thay. Họ mua nhà, khởi nghiệp, đầu tư tiêu dùng và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Nhưng sau đại dịch COVID-19 và cú sốc bất động sản kéo dài, nhiều người rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Theo Gavekal Dragonomics, có khoảng 25–34 triệu người đã vỡ nợ, và nếu tính cả những người trễ hạn thì lên tới 83 triệu người, tương đương 5–7% dân số trưởng thành.
📈 Nợ hộ gia đình Trung Quốc tăng từ 11% lên 63% GDP trong vòng chưa đầy 20 năm. Nhìn thì vẫn “bình thường” như các nước phát triển, nhưng thực chất là gánh nặng khổng lồ, khi hệ thống an sinh và khung pháp lý cho con nợ vẫn còn rất sơ khai.

🏘️ 65% tổng dư nợ là vay mua nhà. Mà giá nhà thì không tăng như xưa nữa, trong khi việc làm ngày càng bấp bênh. Trong năm ngoái, 366.000 căn nhà đã bị phát mại vì không trả được nợ.
👩💻 Giới trẻ thành phố: từ dân công nghệ thành “debt content creator”
Lily, một nhân viên ngành tech tại Thượng Hải, mất việc và gánh khoản nợ 30.000 tệ (khoảng 110 triệu VNĐ). Thay vì gục ngã, cô chọn cách chia sẻ hành trình phá sản của mình lên mạng.
Cô không phải người duy nhất. Trên các nền tảng Trung Quốc, xuất hiện ngày càng nhiều tài khoản “debt IP” – những người tạo nội dung về nợ với hàng trăm ngàn người theo dõi. Có người còn thi nhau… so độ "khủng" của khoản nợ, như một cách “câu view” bất đắc dĩ.
🏫 Doanh nhân nhỏ cũng lao đao
Không chỉ người trẻ, doanh nhân vừa và nhỏ cũng là nhóm chịu trận. Bà Bai ở Hàng Châu từng là “trùm” luyện thi với doanh thu hàng trăm triệu tệ mỗi năm. Nhưng sau khi Trung Quốc siết dạy thêm và COVID-19 ập đến, bà mất sạch hệ thống, phải bán nhà – bán xe để trả nợ. Không chỉ khủng hoảng tài chính, bà còn bị đòi nợ dồn dập đến mức từng nghĩ đến chuyện tự tử.
📵 Bom điện thoại, lộ danh tính, thiếu luật bảo vệ
Nhiều nền tảng cho vay ở Trung Quốc hoạt động gần như không có ràng buộc pháp lý rõ ràng. Đòi nợ qua “bom điện thoại”, tung thông tin cá nhân, gây sức ép tâm lý là chuyện phổ biến.
Trong khi đó, Trung Quốc chưa có luật phá sản cá nhân đầy đủ. Thâm Quyến là nơi đầu tiên thí điểm, nhưng đến tháng 9/2024, chỉ 10% trong số 2.700 hồ sơ được chấp thuận. Các tỉnh khác thì vẫn còn do dự vì e ngại... vỡ trận tín dụng.
💰 Vẫn tiết kiệm nhiều, nhưng niềm tin đang sụt giảm
Theo JP Morgan, người dân Trung Quốc vẫn tiết kiệm đến 32% thu nhập – cao bậc nhất thế giới. Nhưng tiết kiệm để làm gì nếu không dám tiêu, không dám vay và luôn sống trong áp lực nợ?
Trong lúc chính phủ Trung Quốc đang căng mình lo xử lý nợ chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước, thì nợ hộ gia đình lại là “ngòi nổ âm thầm” cho tăng trưởng trong dài hạn.
Theo bạn, nếu xu hướng "khoe nợ kiếm view" lan ra các nước khác, thì có thể trở thành cách “sống sót thời khó khăn” hay chỉ là chiêu liều lĩnh nhất thời? Liệu Việt Nam có nên học Trung Quốc xây dựng luật phá sản cá nhân?
Từ khoá
Cùng cộng đồng
💡 Giá sơ cấp trung bình hiện tại: 79 triệu/m² (chưa VAT, KPBT và chiết khấu). So với năm ngoái, tăng 33%. Còn so với quý 1/2025? Cũng lên nhẹ 6%. Xem thêm

📈 Nửa năm – thu gần 87.000 tỷ từ đất, Hà Nội thật sự đang có "mùa gặt vàng" từ bất động sản Xem thêm

Thêm một tín hiệu đáng mừng cho những ai đang “xoay đất, chuyển tên” trong các dự án bất động sản tại Hà Nội: thành phố đang xem xét thí điểm bỏ thủ tục công chứng với hợp đồng tặng cho nhà – đất giữa cá nhân trong cùng dự án 📝 Xem thêm

“Lấn tí xíu thì có được cấp sổ không?” – Nếu bạn từng thắc mắc thế thì bắt buộc phải biết 4 trường hợp “lấn – chiếm” nhưng vẫn có cửa được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Xem thêm

Trong lúc nhiều nơi đang “nghỉ giữa hiệp”, NovaWorld Phan Thiet của Novaland (NVL) vẫn miệt mài cất nóc biệt thự như chạy deadline… cho mùa cao điểm du lịch hè! 🏖️ Xem thêm

💸 Sau bao ngày chờ đợi, dự án Lotte Eco Smart City – "át chủ bài" của Thủ Thiêm – cuối cùng đã được phê duyệt giá đất hơn 16.190 tỷ đồng. Xem thêm

🌊 Vinhomes Green Paradise – siêu đô thị lấn biển tại Cần Giờ – vừa được TP.HCM phê duyệt mức giá đất hơn 27.300 tỷ đồng, chính thức mở màn cho chặng đường “thi công không nghỉ – bùng nổ không giới hạn”! Xem thêm

Trong khi Quận 7, Bình Thạnh tạm “lùi bước”, thì khu Đông lên sóng mạnh mẽ cả mảng mua bán lẫn cho thuê. Nhà đầu tư Bắc cũng rục rịch Nam tiến – chọn nơi bung hàng mới, giá vừa tầm, pháp lý dễ thở để xuống tiền lâu dài. Xem thêm

Lộ diện “tân cổ đông lớn” của Vinaconex ITC, tham vọng lớn trong dự án 11.000 tỷ Cát Bà Amatina Xem thêm

Cuộc chơi bất động sản xã hội tại Hà Nội vừa có thêm gia vị nóng hổi khi hai ông lớn làng KCN – Viglacera và Kinh Bắc – cùng lúc đăng ký triển khai 2 siêu dự án nhà ở xã hội tại xã Đông Anh (vị trí cũ là xã Tiên Dương). Xem thêm

Vinhomes (VHM) vừa chính thức nhận bàn giao thêm hơn 169.000m² đất để tăng tốc triển khai siêu dự án Vinhomes Green City tại Hậu Nghĩa – Đức Hòa (Long An cũ, nay thuộc Tây Ninh). Xem thêm

Có những giấc mơ đẹp đến mức khiến người ta dốc cạn tiền bạc để tin. Nhưng cũng có những cú "vỡ mộng" nhanh đến nỗi chẳng kịp xoay người. Như chuyện “ôm đất đón sóng lên quận” ở Hà Nội... Xem thêm

Gần trung tâm Sài Gòn mà có một vùng trồng lúa, nuôi heo, thả cá y như… ngoại ô thời bao cấp? 🤯 Đó chính là Bình Quới – Thanh Đa. Nhưng sau hơn 30 năm “ngủ đông”, khu đô thị này cuối cùng cũng… rục rịch chuyển mình! Xem thêm

Anh em săn đất nền đâu rồi? Cập nhật nóng hổi: Tập đoàn Solia vừa ra mắt khu đô thị The Solia tại Tây Ninh (Long An cũ), cung cấp gần 1.000 nền đất nhà phố – hàng hiếm sát vách TP.HCM trong bối cảnh thị trường đang “khát” sản phẩm mới! 😲 Xem thêm

Không cần chạy giấy tờ mỏi tay, vì TP.HCM đang tính miễn giấy phép xây dựng cho hàng loạt trường hợp ✨ Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Có thể bạn biết
Xem tất cả
Như Ý

Hoàng Thị Diệp

Nguyễn Lan Nhi

Đỗ Thuỳ Trang
