Made in USA, Made by China? Sự thật nhức nhối từ chiếc Drone quân sự - hóa ra Mỹ cũng ‘vỏ ta ruột người'

Đỗ Thuỳ Trang
Các bạn nhìn bức tranh biếm họa của Forbes bên dưới bài: Một quả chuối, vỏ Mỹ, ruột Trung Quốc.
Cái này giống một số doanh nghiệp Việt Nam mà chúng ta vẫn hay chỉ trích và dè bỉu: Hàng hóa, máy móc, thiết bị made in Việt Nam nhưng bên trong toàn linh kiện Trung Quốc.
Giờ đây thì đến cả Mỹ: Chiếc máy bay quân sự không người lái (Drone) của Mỹ, bên trong cũng toàn linh kiện Trung Quốc.
[1] Câu chuyện về Drone Quân sự Mỹ
Một ngày sau khi Mach Industries, hãng khởi nghiệp quốc phòng Mỹ tung một video quảng cáo cho Viper, chiếc Drone quân sự mới của họ, và đây là cuộc hội thoại giữa CEO Ethan Thornton với những người quan sát:
- Có vẻ Viper sử dụng động cơ có sự tương đồng kỳ lạ với động cơ của một nhà sản xuất Trung Quốc.
- Không, không có bất kỳ thành phần nào của Trung Quốc trong bất kỳ máy bay nào của công ty chúng tôi.
- Vậy, còn khung máy bay Viper thì sao? Palmer Luckey, CEO Anduril, hãng khổng lồ công nghệ quốc phòng Mỹ hỏi.
- Chúng tôi cảm thấy thoải mái khi cho nổ tung các bộ phận của Trung Quốc cho mục đích thử nghiệm, thưa ông Palmer.
Câu trả lời của CEO Mach Industries đã xác nhận Trung Quốc là quốc gia xuất xứ của động cơ máy bay không người lái trong video quảng cáo, nhưng Thornton vẫn khẳng định với Forbes: "tất cả các máy bay sản xuất cuối cùng khi xuất xưởng đều không có linh kiện Trung Quốc", còn CEO Anduril và hãng Luckey thì từ chối bình luận về cuộc trao đổi trên.
[2] Một thực tế nhức đầu người Mỹ
Khi chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, Mỹ cần hàng ngàn con Drone quân sự, các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc ngã ngửa người khi phát hiện ra một sự thật rất khó chấp nhận: Các hãng Drone ở Thung lũng Silicon toàn dùng linh kiện của Trung Quốc (“họ nghiện các linh kiện của Trung Quốc”).
Định chuẩn bị Drone cho cuộc chiến với Trung Quốc (nếu xẩy ra trong tương lai) mà cái ruột bên trong toàn Trung Quốc thì coi như cái thua đã được báo trước.
[3] Chuyện tưởng chỉ có ở Việt Nam
Tại sao một cường quốc kinh tế, quân sự, công nghệ như Mỹ mà lại chấp nhận Drone quân sự vỏ USA, ruột China (cũng giống như Việt Nam)?
Theo Drone Industry Insights, hiện Trung Quốc kiểm soát 90% thị trường Drone toàn cầu (riêng hãng DJI của Trung Quốc đã chiếm đến 74,3% thị phần). Như vậy trên thực tế Trung Quốc gần như độc quyền toàn cầu về Drone, họ sản xuất hầu hết các phần cứng quan trọng nhất như khung Drone, pin, radio, máy ảnh, màn hình.
"Hầu hết các công ty Drone phương Tây vẫn phụ thuộc vào các thành phần của Trung Quốc", CEO của Orqa, Srdjan Kovacevic, nói với Forbes.
“Chúng tôi gần như hoàn toàn phụ thuộc vào đối thủ chính của mình”, “Mỹ đã chậm hơn nhiều năm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất có thể cạnh tranh với Trung Quốc”, “Đây là vấn đề an ninh quốc gia, không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với cả phương Tây", Josh Steinman, người đã từng làm giám sát an ninh chuỗi cung ứng tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết.
[4] Không thể có Drone nếu không dùng linh kiện China
Để tìm cách thoát China, Sam Schmitz, một manager của Neuralink (của Elon Musk) đã sang tận Thâm Quyến, nơi đặt nhà máy của DJI, gã khổng lồ về Drone và sau đây là câu trả lời: Thâm Quyến và các thị trấn xung quanh đã có một hệ sinh thái lớn các nhà máy sản xuất, được xây dựng nhiều thập kỷ, cung cấp một chuỗi cung ứng không thể thiếu cho ngành công nghiệp phần cứng, trong đó có Drone.
Nhà máy của DJI sản xuất hầu hết mọi thứ, và nó được bao quanh bởi hàng ngàn nhà máy sản xuất khác. Khi thiếu một số ốc vít đặc biệt, chỉ cần ra khỏi nhà máy, đi bộ xuống phố là có thể tìm được cửa hàng bán hàng ngàn con ốc vít đặc biệt ấy. Kết quả là, chuỗi cung ứng ở Thâm Quyến đã trở nên cạnh tranh đến mức thế giới buộc phải cần đến nó nếu muốn thực sự sử dụng Drone.
(Theo Forbes, MIT Technology Review, các tổ chức Mỹ)

Bình luận:
Drone và Drone quân sự chỉ là một ví dụ, nếu bạn chịu khó tìm hiểu, tìm hiểu từ chính giới truyền thông và khoa học, công nghệ Mỹ và phương Tây thì sẽ thấy còn nhiều lĩnh vực khác nữa cũng giống như Drone.
Cách đây chỉ một vài tháng thôi, có một bạn cứ khăng khăng cãi mình: hàng hóa made in USA chắc chắn không có linh kiện China.
Theo Đỗ Cao Bảo
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Không chỉ là “người bạn đồng hành” của VinFast trong hệ thống trạm sạc toàn quốc, PV Power còn đang cắm cọc siêu vững ở mảng sản xuất điện khi bán điện thu về gần 15.000 tỷ đồng chỉ trong 5 tháng đầu năm! 💸💡 Xem thêm

Kinh doanh là phải “đàng hoàng – rõ ràng – có hóa đơn đàng hoàng” nha quý vị! Bộ Tài chính mới rục rịch đề xuất cập nhật Nghị định 125/2020, siết chặt hơn nữa các vi phạm về thuế – hóa đơn, đặc biệt là chuyện không lập hoặc lập sai thời điểm hóa đơn. Và mức phạt lần này không đùa được đâu! Xem thêm

Chỉ trong một tháng, Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh âm thầm bán ra gần 95.000 cổ phiếu MWG – Các bác có biết chuyện gì đang diễn ra phía sau? Xem thêm

Tăng vốn là một chuyện, tăng tốc có kịp deadline không thì... cả nước đang hóng! 👀 Nhưng có nhiều tiền thì đúng là làm gì cũng nhanh đúng không ạ? Xem thêm

Lào Cai chính thức “châm ngòi” cho một chiến lược tham vọng. Xem thêm

Từng “quẩy” KPI, cày tái cơ cấu suốt gần chục năm, giờ bà Diễm chốt đơn rút lui một cách êm ru – không drama, không spotlight. Thiên hạ đã có ai có thể làm được điều như chị ấy? Xem thêm

Siro ăn ngon – nhưng hậu quả thì... đắng nghét😱 Xem thêm

Không phải cổ phiếu công nghệ hay bất động sản, có lẽ cổ phiếu “nước sạch” GDW mới là nhân vật chính của mùa cổ tức năm nay! 💰 Xem thêm

Không để dân tình đợi lâu, bầu Đức vừa mạnh tay mua 10 triệu cp HAG trong phiên thỏa thuận ngày 19/6, nâng tỷ lệ sở hữu tại Hoàng Anh Gia Lai từ 30,26% lên 31,2% – tương đương gần 330 triệu cp! 💸 Xem thêm

KienlongBank đang chuẩn bị “đánh tiếng” với cổ đông trong một phiên họp bất thường dự kiến diễn ra tháng 7 tới. Chủ đề chính? Nâng tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ 50% → 60%, mức cao nhất từ trước tới giờ trong suốt 30 năm thành lập ngân hàng! 🔥 Xem thêm

Tập đoàn FLC vừa "chốt sổ" ngày 7/7 là hạn cuối để xác định cổ đông được dự phiên ĐHĐCĐ bất thường sắp tới. Xem thêm

Hàng giả len lỏi khắp nơi – từ chợ sỉ, trung tâm thương mại đến mạng xã hội Xem thêm

Chỉ sau 1 năm, Vingroup tăng liền 8 bậc, leo thẳng lên hạng 37/500 trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 năm 2025 – một cú nước rút "xịn xò" giữa đường đua toàn khu vực. Xem thêm

Xích líp Đông Anh – tên đầy đủ là CTCP Xích líp Đông Anh (mã chứng khoán: DFC) – đang khiến nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng khi công bố trả cổ tức bằng tiền mặt lên đến 32.4% cho năm 2024. Đây là mức cổ tức cao nhất của doanh nghiệp kể từ năm 2015 đến nay. Xem thêm

Sau thời gian ngắn "nghỉ giữa hiệp", ông Trương Phương Thành – cựu Phó tổng của Bamboo Airways – nay chính thức quay lại ghế cũ từ ngày 17/6. Chức danh không đổi, vẫn là Phó tổng giám đốc, nhưng lần tái xuất này diễn ra trong bối cảnh hãng bay đang chạy nước rút tái cấu trúc toàn diện. Xem thêm

⛔ Không phải scam coin, mà là... Regencell Bioscience Holdings Limited trên đất Mỹ! Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Doanh nghiệp giới thiệu
Có thể bạn biết
Xem tất cả
Như Ý

Hoàng Thị Diệp

Nguyễn Lan Nhi

Đỗ Thuỳ Trang
